Xác định trọng yếu kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

Vừa đậu vào ngành Kiếm toán của một trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đang học học phần nhập môn quản trị kiểm toán. Có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi, cụ thể: Xác định trọng yếu kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Xác định trọng yếu kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Quyết định 02/2018/QĐ-KTNN về Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

Dựa trên đánh giá rủi ro kiểm toán; quy mô thu, chi NSNN và các chỉ tiêu quan trọng khác trên Báo cáo quyết toán NSNN; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia; kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia; kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm quốc gia; chính sách tài khóa, tiền tệ và các giải pháp quản lý, điều hành NSNN liên quan đến năm được kiểm toán để xác định trọng yếu kiểm toán theo quy định tại Điều 10 Quy trình kiểm toán của KTNN. Ngoài trọng yếu kiểm toán chung là xác nhận số liệu quyết toán thu, chi NSNN, một số lưu ý khi xác định trọng yếu kiểm toán như:

- Đối với kiểm toán quyết toán thu NSNN

+ Các chỉ tiêu thu chủ yếu và các chỉ tiêu không hoàn thành dự toán; các chỉ tiêu có số quyết toán vượt cao so với số dự toán được Quốc hội quyết định; các chỉ tiêu có điều chỉnh dự toán trong năm;

+ Việc hoàn thuế GTGT;

+ Các khoản tạm thu, tạm giữ;

+ Số liệu nợ đọng thuế đến cuối năm được kiểm toán, việc thu hồi nợ đọng thuế; nguyên nhân tăng hoặc giảm nợ đọng thuế.

- Đối với kiểm toán việc điều hành dự toán và kiểm toán quyết toán chi NSNN

+ Các chỉ tiêu chi chủ yếu và các lĩnh vực chi được Quốc hội, Chính phủ và xã hội quan tâm; các chỉ tiêu có số quyết toán vượt cao so với số dự toán đầu năm được Quốc hội quyết định; các chỉ tiêu có điều chỉnh dự toán trong năm; các khoản chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ NSTW;

+ Việc phân bổ, giao dự toán đảm bảo yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 50 Luật NSNN 2015;

+ Việc điều chỉnh dự toán NSNN, điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Luật NSNN 2015;

+ Việc tạm ứng, ứng trước và thu hồi tạm ứng, ứng trước dự toán theo Điều 57 Luật NSNN 2015;

+ Việc xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách; xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo Điều 58, Điều 59 Luật NSNN 2015;

+ Việc sử dụng dự phòng ngân sách theo Điều 10 Luật NSNN 2015; sử dụng Quỹ dự trữ tài chính theo Điều 11 Luật NSNN 2015;

+ Việc chi trả nợ gốc từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư.

- Đối với kiểm toán công tác quyết toán NSNN cần lưu ý:

+ Việc xử lý thu, chi NSNN cuối năm theo Điều 64 Luật NSNN 2015;

+ Báo cáo quyết toán NSNN phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 65 Luật NSNN 2015.

- Đối với kiểm toán xác định bội chi NSNN

+ Mức bội chi NSNN (trong đó bội chi NSTW, bội chi/kết dư NSĐP) so với dự toán (số tuyệt đối và tỷ lệ bội chi so với GDP), trong đó lưu ý xác định số liệu vay bù đắp bội chi NSTW theo từng nguồn vay trong nước, vay ngoài nước;

+ Xác nhận số liệu nợ công theo mức vay bù đắp bội chi (mức nợ và tỷ lệ nợ so với GDP); việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định.

- Xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán đối với kiểm toán việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ trong năm được kiểm toán; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm quốc gia ...

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào