Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

Tôi là Nguyễn Minh Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp Hà Nội. Tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? 

 Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán khi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được quy định  tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 02/2018/QĐ-KTNN về Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên những đánh giá tổng quát về các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để làm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát theo quy định tại Điều 9 Quy trình kiểm toán của KTNN; tập trung một số nội dung sau:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Đánh giá những sai sót có thể xảy ra đối với các chỉ tiêu, các nội dung trong Báo cáo quyết toán NSNN trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Một số lưu ý khi xác định rủi ro kiểm toán như:

+ Báo cáo quyết toán NSNN được Bộ Tài chính tổng hợp, lập và trình Chính phủ trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), kết quả thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc NSTW và quyết toán NSĐP đã được Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh phê chuẩn; trong khi số liệu giữa Kho bạc Nhà nước - Thuế - Hải quan - Tài chính còn sai lệch, số liệu quyết toán được tổng hợp từ nhiều cấp ngân sách, nhiều đơn vị dự toán bộ, cơ quan trung ương nên có thể chưa chính xác, đầy đủ...;

+ Bộ Tài chính không thẩm định quyết toán NSĐP; KTNN không kiểm toán toàn bộ các Báo cáo quyết toán NSĐP, Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc NSTW;

- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Đánh giá, xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Một số lưu ý khi xác định rủi ro kiểm toán như:

+ Việc phê chuẩn quyết toán NSĐP của HĐND cấp tỉnh chưa căn cứ vào kết quả kiểm toán của KTNN; một số khoản thu, chi hạch toán quyết toán không đúng niên độ ngân sách; một số khoản thu chi chưa đưa vào cân đối ngân sách; chưa loại trừ yếu tố ngân sách lồng ghép;

+ Việc xét duyệt quyết toán của các bộ, cơ quan trung ương đối với các đơn vị trực thuộc vẫn còn sai sót như: Tổng hợp thiếu nguồn kinh phí, phản ánh thiếu các khoản thu sự nghiệp, đưa vào quyết toán các khoản chi sai chế độ, các khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán, chưa ghi thu, ghi chi các khoản viện trợ;

+ Việc thẩm định báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính đối với Báo cáo quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương còn sai sót; việc thẩm định và phê duyệt các đơn vị còn chậm, tỷ lệ thấp… Bộ Tài chính không thẩm định Báo cáo quyết toán NSĐP, dẫn đến trường hợp không phát hiện sai sót kịp thời, việc yêu cầu UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp điều chỉnh lại số liệu không đảm bảo thời gian tổng hợp quyết toán.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào