Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về ngân sách nhà nước
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 20 Luật ngân sách Nhà nước 1996 như sau:
1- Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách Nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách Nhà nước theo thẩm quyền;
2- Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết;
3- Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương;
4- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5- Thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước;
6- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng;
7- Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới;
8- Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách Nhà nước và quản lý quỹ dự trữ tài chính;
9- Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước để thi hành thống nhất trong cả nước;
10- Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách;
11- Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách Nhà nước, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản quan trọng của Nhà nước.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Ngân sách Nhà nước 1996.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật