Điều kiện hủy hiệu lực của chứng từ điện tử

Theo tôi được biết giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là giao dịch giữa cơ quan tổ chức, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp vụ nhà nước. Vừa qua Chính phủ vừa mới ban hành văn bản về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì điều kiện hủy hiệu lực của chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như thế nào?

“Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “chứng từ điện tử”) là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 10/02/2019, quy định chứng từ điện tử bị hủy hiệu lực theo một trong các điều kiện sau:

- Chứng từ bị hủy theo quy trình, quy định của đơn vị khởi tạo, xử lý chứng từ điện tử trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Chứng từ bị hủy trên cơ sở đồng ý và xác nhận của các bên tham gia giao dịch. Xác nhận này được thể hiện bằng một trong các cách sau: Văn bản có chữ ký của các bên tham gia giao dịch hoặc đại diện được ủy quyền của các bên tham gia giao dịch (nếu là văn bản điện tử thì áp dụng quy định về giá trị pháp lý theo Điều 5 của Nghị định này); đề nghị hủy chứng từ của một bên tham gia giao dịch và chấp nhận đề nghị hủy chứng từ của (các) bên còn lại bằng hình thức thư điện tử hoặc thông điệp dữ liệu được tạo trên cùng hệ thống thông tin khởi tạo hoặc lưu trữ chứng từ điện tử, được xác thực bằng một trong các biện pháp được chấp nhận áp dụng cho chứng từ điện tử quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Trên đây là quy định về điều kiện hủy hiệu lực của chứng từ điện tử

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào