Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn 2002 - 2016

Tôi hiện đang tìm hiểu về quyền của đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ. Cụ thể Ban tư vấn cho tôi hỏi quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn 2002 - 2016 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Như Quỳnh - Long An

Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 58 Luật Tổ chức Quốc hội 2001, theo đó:

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.

Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.

Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

Trên đây là tư vấn về quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn 2002 - 2016. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền miễn trừ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào