Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
Tại Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng như sau:
1. Nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
- Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố;
- Xây dựng danh lục côn trùng rừng;
- Xây dựng danh lục các loài côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng;
- Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
2. Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
- Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra rừng có diện tích 2.500 m2; trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng thiết lập các tuyến điều tra hệ thống để điều tra côn trùng biết bay, thiết lập các ô tiêu chuẩn 01 m2 để điều tra côn trùng đất, chọn các cây tiêu chuẩn để điều tra côn trùng rừng trên cây hoặc sâu, bệnh hại rừng; ghi chép các chỉ tiêu điều tra côn trùng rừng theo Biểu số 33 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu thập mẫu tiêu bản và mô tả côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo Biểu số 34 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Sử dụng tuyến điều tra bố trí điển hình để thu thập số liệu, mẫu tiêu bản của sâu, bệnh hại rừng.
3. Thành quả điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
- Danh lục côn trùng rừng theo Biểu số 35 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Danh lục sâu, bệnh hại rừng;
- Danh lục côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản côn trùng, sâu, bệnh hại rừng và phiếu mô tả;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá côn trùng rừng;
- Báo cáo kết quả điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng.
Trên đây là quy định về điều tra côn trùng và sâu, bệnh hại rừng.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc