Chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn khi đáp ứng các điều kiện nào?

Hiện nay với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin đang diễn ra nhanh chóng, các giao dịch điện tử đã trở nên phổ biến với nhiều người. Tôi đang tìm hiểu các quy định về chữ ký điện tử, anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn khi đáp ứng các điều kiện nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Tại Khoản 1 Điều 22 Luật giao dịch điện tử 2005 quy đinh Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

- Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

- Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Trên đây là quy định về điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào