Tham gia hai loại bảo hiểm xã hội thì thời gian được tính thế nào?
Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, có hai loại BHXH đó là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Trong đó:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trường hợp bạn đóng BHXH tự nguyện được 2 tháng sau đó chuyển sang đóng BHXH bắt buộc thì được cộng dồn thời gian đóng hai loại bảo hiểm này. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mỗi loại bảo hiểm sẽ có chế độ hưởng khác nhau. Đối với BHXH tự nguyện thì chỉ hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, khi tính hưởng các chế độ BHXH khác như: thất nghiệp, thai sản... bạn cần lưu ý về vấn đề này.
Trân trọng!