Có bao nhiêu mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Tôi tên Năm Trí, 43 tuổi làm nghề nông, nay có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, qua hỏi ý kiến con gái thì tôi cũng hiểu chút ít nhưng vẫn còn thắc mắc, vì nó phân tích khá nhiều mức đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội. Với tôi thì chỉ muốn biết có bao nhiêu mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Tôi cần phải đến đâu để làm thủ tục? Mong các bạn hỗ trợ giúp tôi. (********@gmail.com)

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, có quy định:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

=> Như vậy, chỉ có một mức đóng là 22% mức thu nhập tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo đó, thì bác có thể đến Đại lý thu BHXH, BHYT đặt tại UBND xã, phường hoặc Bưu cục của Bưu điện trên địa bàn để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện và làm thủ tục nộp tiền tại đó.

Đồng thời Ban biên tập hỗ trợ thêm đến bác, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào