Việc quản lý sử dụng an toàn thang máy gia đình được quy định như thế nào?

Tìm hiểu quy định về việc vận hành và sử dụng thang máy gia đình để đảm bảo an toàn, tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi cụ thể: Việc quản lý sử dụng an toàn thang máy gia đình theo quy định mới được quy định như thế nào?

Việc quản lý sử dụng an toàn thang máy gia đình được quy định tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình (có hiệu lực từ 01/03/2019), cụ thể như sau:

- Chỉ sử dụng thang máy đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt yêu cầu.

- Trong quá trình sử dụng, thang máy phải được theo dõi, quản lý, kiểm tra bởi người đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động về sử dụng thang máy trong đó có nội dung về công tác cứu hộ. Trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thang máy thì phải thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc theo dõi, quản lý này.

- Chỉ những người có trách nhiệm (trực tiếp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ) mới được phép tiếp cận máy dẫn động.

- Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

- Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật thang máy.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào