Yêu cầu về biện pháp cứu hộ bằng tay của thang máy gia đình

Tìm hiểu quy định của pháp luật về  việc đảm bảo an toàn khi vận hành thang máy gia đình theo quy định mới, tôi có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể: Yêu cầu về biện pháp cứu hộ bằng tay của thang máy gia đình được quy định như thế nào?

Yêu cầu về biện pháp cứu hộ bằng tay của thang máy gia đình được quy định tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình (có hiệu lực từ 01/03/2019), cụ thể như sau:

- Hệ thống cứu hộ bằng tay cho thang máy sử dụng để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất.

- Trường hợp không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay, phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động, cơ cấu này đặt bên ngoài giếng thang máy, tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.

- Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp nhận biết được vị trí cabin (có thể dùng cách đánh dấu lên cáp hoặc bằng cách quan sát hệ thống hiển thị của bộ điều khiển thang máy...).

- Phải có cơ cấu phục hồi tiếp điểm điện an toàn của bộ khống chế vượt tốc, đặt bên ngoài giếng thang máy, tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào