Điều tra tái sinh rừng
Tại Điều 14 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định điều tra tái sinh rừng như sau:
1. Nội dung điều tra tái sinh rừng:
- Tên các loài cây tái sinh;
- Chiều cao cây tái sinh;
- Nguồn gốc cây tái sinh;
- Mật độ cây tái sinh;
- Tổ thành cây tái sinh;
- Mức độ phân bố cây tái sinh;
- Chất lượng cây tái sinh;
- Quan hệ cây tái sinh với tầng cây gỗ;
- Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
2. Phương pháp điều tra tái sinh rừng:
- Sử dụng ô tiêu chuẩn đo đếm cây tái sinh, được bố trí trong các ô tiêu chuẩn điều tra cây gỗ, ô định vị hoặc trên diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng;
- Thu thập thông tin, đo đếm các chỉ tiêu theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g khoản 1 Điều này;
- Sử dụng thống kê toán học và các phần mềm để tính toán các chỉ tiêu chiều cao bình quân cây tái sinh, mật độ bình quân cây tái sinh, nhóm chất lượng cây tái sinh và các chỉ tiêu theo quy định tại các điểm đ, h và điểm i khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra tái sinh rừng:
- Hệ thống số liệu và biểu tổng hợp kết quả điều tra tái sinh rừng theo Biểu số 17 và Biểu số 18 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Tổng hợp cây tái sinh triển vọng theo Biểu số 19 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tái sinh rừng.
Trên đây là quy định về điều tra tái sinh rừng.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc