Doanh nghiệp phạm tội đầu cơ thì bị xử lý như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về pháp nhân thương mại như sau:
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Theo đó, tại Khoản 5 Điều 196 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về việc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ như sau:
- Pháp nhân thương mại lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng:
+ Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng:
+ Có tổ chức;
+ Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng:
+ Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấmhoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là nội dung trả lời về việc xử lý đối với doanh nghiệp phạm tội đầu cơ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật