Quản lý nuôi ong mật theo Luật Chăn nuôi 2018

Hiện nay trên thị trường mật ong có nhiều loại mật ong từ mật ong rừng đến mật ong nuôi, và mật ong nuôi hiện nay chiếm phần lớn nguồn cung, do số lượng mật ong rừng ít và nuôi ong mất đã trở thành nghề nghiệp chính của nhiều người. Qua đó, đòi hỏi nhà nước phải có sự quản lý nhất định đối với hoạt động này. Vậy theo quy định mới nhất thì việc quản nuôi ong mật được quy định như thế nào?

Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018).

Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì việc quản lý nuôi ong mật được quy định cụ thể như sau:

- Đàn ong nuôi lấy mật là đàn ong đã được thuần hóa và phải bảo đảm an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức, cá nhân nuôi ong lấy mật phải bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn ong, vệ sinh môi trường nơi nuôi ong, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác từ ong mật.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khoảng cách giữa các điểm đặt ong mật, phương thức di chuyển đàn ong mật, cây trồng, vùng hoa nuôi ong mật, sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào