Xử lý chứng từ kế toán ngân hàng bị mất hoặc bị hủy hoại được quy định ra sao?

Tôi là nhân viên văn phòng, có thắc mắc sau tôi mong nhận được phản hồi từ các bạn. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện một số chứng từ kế toán bị mất, người làm công tác kế toán tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải làm những gì?

Xử lý chứng từ kế toán ngân hàng bị mất hoặc bị hủy hoại được quy định tại Điều 15 Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN về Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

- Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân chứng từ kế toán bị mất, bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp mất séc trắng phải có văn bản báo cơ quan công an địa phương về số xêri, số lượng séc bị mất, hoàn cảnh mất để xác minh, xử lý theo pháp luật đồng thời phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các ngân hàng khác để vô hiệu hoá các tờ séc bị mất.

- Tổ chức phục hồi lại chứng từ kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại.

- Liên hệ với tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đơn vị khác có liên quan để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với chứng từ kế toán có liên quan đến tài sản bị mất hoặc bị huỷ hoại nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định ở khoản 1, 2, 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại chứng từ kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ kế toán

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào