Các xét nghiệm thực hiện trước khi lấy máu khi truyền máu tự thân theo kế hoạch

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hoàng Quân, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc truyền máu tự thân theo kế hoạch. Tôi có thắc mắc sau mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể: Các xét nghiệm thực hiện trước khi lấy máu khi truyền máu tự thân theo kế hoạch được quy định ra sao?

Các xét nghiệm thực hiện trước khi lấy máu khi truyền máu tự thân theo kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều 54 Thông tư 26/2013/TT- BYT, cụ thể như sau:

- Định nhóm máu hệ ABO;

- Xét nghiệm phát hiện các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu, tối thiểu gồm: HBsAg, kháng thể kháng HIV-1 và HIV-2, kháng thể kháng HCV, giang mai.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về tiêu chuẩn về sức khỏe của người truyền máu tự thân được quy định như sau:

- Tuổi từ 16 đến 60;

- Trọng lượng cơ thể từ 50 kg trở lên;

- Lâm sàng: theo quy định gồm:

Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

- Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

- Nồng độ Hemoglobin phải đạt ít nhất là 120g/l và Hematocrit phải đạt ít nhất 0,33;

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào