Cha đẻ có quyền từ bỏ con ruột không?
Khác với tính chất và cơ sở hình thành quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đẻ hình thành một cách tự nhiên bằng con đường huyết thống. Đây là quy luật tự nhiên, có tính bền vững, vì vậy, quan hệ huyết thống không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người. Do đó, Luật Hôn nhân Gia đình 2014 không quy định về vấn đề cha đẻ từ bỏ con ruột của mình.
Điều 69 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu như hiện tại quan hệ cha con có nhiều bất đồng thì cần một thời gian để giải quyết, gia đình sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để giáo dục con cho phù hợp, pháp luật không cho phép từ bỏ con trong trường hợp này.
Trân trọng!