Xử lý rủi ro khi cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước nhưng không chi trả được đúng hạn. Vậy trong những trường hợp này thì phải xử lý như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Việc xử lý rủi ro khi cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước được quy định tại Điều 17 Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

- Việc xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng vay vốn và các cơ quan liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ.

- Các giải pháp xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khoanh nợ, chuyển ngoại bảng để xử lý, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi và bán nợ.

- Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trên đây là câu trả lời về việc xử lý rủi ro khi cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước. Mong với câu trả lời này thì bạn có thể yên tâm hơn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào