Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu quốc hội theo quy định cũ

Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hạnh hiện đang công tác tại Ủy ban nhân xã. Tôi muốn tìm hiểu về việc tổ chức Quốc hội qua các thời kỳ để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi theo Luật Tổ chức Quốc hội 1992 thì quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu quốc hội được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Mỹ Thanh - thanh*****@gmail.com

Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu quốc hội được quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 1992, theo đó:

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang hoặc của công dân đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và những người có trách nhiệm thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái phạm pháp luật đó. Cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người có trách nhiệm phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết kết quả giải quyết.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào