Phương pháp đánh giá tiêu chí chất lượng bệnh viện
Tại Mục 9 Quyết định 6858/QĐ-BYT năm 2016 về Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định phương pháp đánh giá tiêu chí sau:
1. Căn cứ đánh giá
a. Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quyết định của cơ quản lý có thẩm quyền quy định.
b. Dựa trên các hoạt động của bệnh viện cần đánh giá và cải tiến chất lượng.
2. Năm mức đánh giá một tiêu chí
Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc thang chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem xét các khía cạnh toàn diện của một vấn đề, bao gồm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy trình thực hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:
- Mức 1: Chất lượng kém (chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến chất lượng hoặc vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định, quyết định).
- Mức 2: Chất lượng trung bình (đã thiết lập một số yếu tố đầu vào).
- Mức 3: Chất lượng khá (đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào, có kết quả đầu ra).
- Mức 4: Chất lượng tốt (có kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh giá lại công việc và kết quả đã thực hiện)
Mức 5: Chất lượng rất tốt (có kết quả đầu ra tốt, có áp dụng kết quả đánh giá, nghiên cứu vào cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất lượng bệnh viện các nước trong khu vực hoặc các nước tiên tiến trên thế giới).
3. Nguyên tắc đánh giá tiêu chí
- Mỗi tiêu chí được đánh giá chia theo 5 mức, bao gồm từ mức 1 đến mức 5.
- Tiêu chí được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong mức 1.
- Tiêu chí được xếp ở mức 2 nếu:
+ Không có tiểu mục nào trong mức 1.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 21.
- Tiêu chí được xếp ở mức 3 nếu:
+ Đạt được mức 2.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 3.
- Tiêu chí được xếp ở mức 4 nếu:
+ Đạt được mức 3.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 4.
- Tiêu chí được xếp ở mức 5 nếu:
+ Đạt được mức 4.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 5.
4. Nguyên tắc đánh giá các tiểu mục
- Mỗi một tiểu mục của tiêu chí được đánh giá là “đạt” hoặc “không đạt” (riêng các tiểu mục trong mức 1 (mang nghĩa âm tính) được đánh giá là “có” hoặc “không”).
- Một tiểu mục được đánh giá là “đạt” cần tuân thủ triệt để theo nguyên tắc: “hoặc không, hoặc tất cả”2.
- Phạm vi thời gian đánh giá:
+ Tại thời điểm đánh giá
+ Trong vòng 1 năm trước thời điểm đánh giá
- Mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1 năm nếu không có các yêu cầu cụ thể về mặt thời gian (từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau); hoặc tính từ ngày 1/10 của năm trước đến thời điểm đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ 1 giường bệnh có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1.
- Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh được đánh giá là đạt nếu phỏng vấn ít nhất 7 người và có từ 5 người trở lên trả lời đồng ý1.
- Các tiểu mục cần đánh giá bệnh án, hồ sơ… được đánh giá là đạt nếu kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 7 mẫu và có 5 mẫu trở lên đạt yêu cầu.
5. Phương thức đánh giá các tiểu mục của tiêu chí
- Quan sát thực trạng, theo dõi hoạt động.
- Tra cứu sổ sách, máy tính, văn bản, nhật ký, tài liệu, số liệu…
- Kiểm tra, phỏng vấn nhanh nhân viên y tế/người bệnh/người nhà người bệnh.
6. Phương châm áp dụng đánh giá Bộ tiêu chí
- Không bỏ qua những việc chưa làm được.
- Không che giấu những sai phạm (nếu có)
- Đánh giá nhưng không “đánh đồng” (bệnh viện chưa đạt chất lượng tốt không được đánh giá tương đương bệnh viện có “chất lượng vàng”).
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật