Trách nhiệm của Cục trưởng cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
Trách nhiệm của Cục trưởng cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm quy định tại Điều 3 Quyết định 25/QĐ-CĐKGDBĐ năm 2010 ban hành Quy chế làm việc của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm ban hành, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo, điều hành Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 432/QĐ-BTP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Quy chế làm việc của Bộ và văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản thuộc thẩm quyền của Cục;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao hoặc theo quy định của pháp luật; giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Bộ trưởng về việc giải quyết đó;
- Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo sự phối hợp, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Cục trưởng; uỷ quyền cho một Phó Cục trưởng quản lý, điều hành Cục khi vắng mặt;
- Sắp xếp, bố trí, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ để xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực; quản lý, sử dụng đúng chế độ, mục đích, có hiệu quả tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng khi để xảy ra tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, gây thiệt hại cho Cục và Bộ;
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ;
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong Cục hoạt động có hiệu quả; phối hợp với tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Cục, các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức thuộc Cục;
- Điều hành Cục chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc của Bộ, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật