Các mức xử phạt về nồng độ cồn khi điều khiển xe máy và ô tô
Đối với xe mô tô và xe gắn máy:
- Khoản 6 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự:
- Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Điểm b Khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
- Điểm a Khoản 9 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật