Khi nào phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 và Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thì các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế:
(1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
(2) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
(3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế được quy định tại điểm (1) trên đây nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đồng nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải xinn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 thì nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy: Trường hợp công ty của bạn được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật của Mỹ, có trụ sở Tại Mỹ nên được xác định là nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Do đó: Khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, công ty bạn có nghĩa vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật