Yêu cầu về cấu tạo khi thiết kế cầu treo dân sinh
Yêu cầu về cấu tạo khi thiết kế cầu treo dân sinh quy định tại Khoản 10 Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Trắc dọc mặt cầu (ở điều kiện không có hoạt tải) có độ vồng theo đường cong đứng lồi.
- Các dây treo đỡ kết cấu dầm, mặt cầu có chiều dài thay đổi phù hợp với độ võng của cáp chủ dọc theo chiều dài dầm cầu.
- Các tháp cầu cần bố trí các giằng ngang để giữ ổn định. Hai tháp cầu nên cao bằng nhau và có cấu tạo giống nhau. Tháp cầu có thể được làm bằng bê tông cốt thép hoặc tổ hợp thép hình, có hoặc không có cấu tạo chốt ở chân cột. Trường hợp cá biệt có lý do hợp lý về kinh tế - kỹ thuật, có thể làm hai tháp cầu có chiều cao khác nhau.
- Ngoài hệ thống cáp chủ, phải bố trí các dây neo chống dao động thẳng đứng và dao động ngang cho hệ dầm mặt cầu.
- Các nhịp cầu ≤ 50 m hoặc có tỷ số B/L ≥ 1/25 có thể không cần bố trí hệ dây neo chống dao động ngang; các nhịp cầu 50m < L ≤ 80 m hoặc có tỷ số 1/35 ≤ B/L < 1/25 có thể bố trí hệ thống dây neo chống dao động thẳng đứng đồng thời chống dao động ngang; các nhịp cầu có L > 80m hoặc có tỷ số B/L < 1/35 phải bố trí hệ dây neo chống dao động thẳng đứng và dao động ngang riêng biệt để giữ ổn định.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật