Thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá theo Luật Đặc xá 2018 mới nhất

Khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá. Vậy theo quy định mới nhất thì Hội đồng tư vấn đặc xá được thành lập như thế nào? Và Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ bao gồm những ai? Giữ nhiệm vụ gì trong Hội đồng tư vấn đặc xá?

Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Đặc xá số 30/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Đặc xá 2018).

Luật Đặc xá 2018 quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đặc xá 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019) thì khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bộ Công an;

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Tư pháp;

- Bộ Ngoại giao;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.

Ngoài ra, Luật Đặc xá 2018 còn quy định về Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giúp Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Luật Đặc xá 2018.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng tư vấn đặc xá

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào