Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thế Bảo, là sĩ quan công an phường. Vì yêu cầu công việc nên tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được quy định như thế nào?

Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú phải thành lập Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không quá mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị. Trường hợp cần phải bổ sung hồ sơ hoặc hồ sơ chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.

- Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm (đối với Tòa án cấp huyện không có đủ ba Thẩm phán), có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào