Người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ tại:
Bộ luật Lao động 2012
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
Luật viên chức 2010;
Nghị định 85/2015/NĐ-CP về chính sách đối với lao động nữ hướng dẫn Bộ luật Lao động;
- Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
+ Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
+ Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Lao động nữ còn được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Thời gian nghỉ để chăm sóc con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi.
Mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
- Không làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
+ Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động không được cử lao động đang nuôi con dưới 12 tháng đi công tác xa, biệt phái (nếu là viên chức), không sử dụng lao động đang nuôi con nhỏ làm thêm giờ. Bên cạnh đó người lao động nôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi và thời gian nghỉ trên thì người lao động vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật