NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì có được xem là thời gian tham gia BHYT để tính 5 năm liên tục không?

Theo quy định mới của BHXH VN thì NLĐ nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHYT nhưng thời gian này lại không được tính là thời gian tham gia BHYT. Nếu trường hợp NLĐ đã tham gia BHYT được 10 năm, trong năm 2019 người này nghỉ ốm đau 1 tháng không phải đóng BHYT của tháng đó. Giả sử sau đó năm 2020, người này bị bệnh mà phát sinh chi phí điều trị trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, nhưng lúc đó BHYT của người này lại không được tính liên tục 5 năm (do bị gián đoạn 1 tháng nghỉ ốm không phải đóng BHYT năm 2019) nên người này không được hưởng chế độ giảm 100% BHYT theo Luật của BHYT hiện nay. Mong Ban biên tập giải thích.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế

Như vậy, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH vẫn được xem là tham gia BHYT để tính thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục. Thời gian này chỉ không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay chế độ hưu trí sau này theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ ốm đau

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào