Cách thức giải quyết công việc của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Theo Điều 18 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012 thì cách thức giải quyết công việc của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam được quy định như sau:
- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở “Phiếu trình giải quyết công việc” theo mẫu của Ngành. Những vấn đề lớn, phức tạp thì ngoài Phiếu trình cần có thêm Tờ trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình và các tài liệu cần thiết kèm theo. Trước khi trình Tổng Giám đốc, các đơn vị trĩnh Phó Tổng Giám đốc phụ trách cho ý kiến, Phó Tổng Giám đốc xem xét, nếu đồng ý thì ghi rõ ý kiến và trình Tổng Giám đốc, nếu chưa đồng ý thì chỉ đạo hoàn chỉnh, bổ sung để trình Tổng Giám đốc.
- Tổng Giám đốc chủ trì hoặc Phó Tổng Giám đốc chủ trì các cuộc họp và làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết, cấp bách của Ngành còn vướng mắc.
- Đối với những công việc liên quan đến hai Phó Tổng Giám đốc trở lên nhưng có ý kiến khác nhau; những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Phó Tổng Giám đốc phụ trách thì Phó Tổng Giám đốc đề xuất ý kiến để Tổng Giám đốc giải quyết.
- Đối với những công việc thuộc lĩnh vực phụ trách của Phó Tổng Giám đốc thì Phó Tổng Giám đốc chủ động xem xét, giải quyết và gửi 01 bản kết quả giải quyết cho Tổng Giám đốc để báo cáo. Đối với những công việc phát sinh đột xuất cần phải giải quyết ngay, đơn vị trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách giải quyết. Những vấn đề lớn, phức tạp, nhạy cảm, chưa có hướng dẫn thì Phó Tổng Giám đốc xin ý kiến Tổng Giám đốc.
Trên đây là nội dung quy định về cách thức giải quyết công việc của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật