Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có được làm chứng cho việc lập di chúc​?

Tôi từng học qua Luật, qua tìm hiểu thì tôi có biết là theo quy định ở Bộ luật Dân sự cũ thì không cấm người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được làm chứng cho việc lập di chúc, do đó mà phát sinh từ việc người có khó khăn trong nhận thức, hành vi đứng ra làm chứng cho việc lập di chúc, vì vậy, nên họ cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm chứng. Đó là tôi tìm hiểu theo quy định cũ, còn quy định hiện hành thế nào thì rất mong Ban biên tập hỗ trợ: Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có được làm chứng cho việc lập di chúc​? (********@gmail.com)

Theo như Bộ luật Dân sự trước đó thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Tuy nhiên, từ ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017) thì đã có bổ sung và khắc phục một số nhược điểm trước đó.

Cụ thể tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

=> Như vậy, đã khắc phục được những bất cập trước đó thì Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc, từ đó sẽ góp phần hạn chế được tranh chấp phát sinh từ di chúc.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lập di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào