Trường hợp nào di chúc bị tẩy, xóa nhưng vẫn được xem là hợp pháp?

Ông tôi bị bệnh, nhưng vẫn còn nhận thức được, do sợ sự tranh giành tài sản sau này nên ông có tự viết di chúc và có sự làm chứng là bạn ông và chú chủ tịch xã, cũng là người thân cận với ông. Tôi nghe đâu ông đã viết xong di chúc, nhưng chắc ông suy nghĩ lại nên có tẩy xóa để viết lại, nhưng tôi rất quan ngại vì nghe nói trong di chúc thì không được tẩy xóa, nên lên hỏi lại Ban biên tập cho chắc, có trường hợp nào di chúc bị tẩy, xóa nhưng vẫn được xem là hợp pháp không? (********@gmail.com)

Tại Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

=> Như vậy, với trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa vẫn được xem là hợp pháp khi người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Do đó, nếu ông bạn muốn tẩy xóa, sữa chữa nội dung di chúc thì bạn nên nhắc ông ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó nhé.

Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn cũng như ông của bạn di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào