Nguyên tắc đánh giá, phân loại công, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội

Tôi được biết việc phân loại, đánh giá công chức không chỉ nhằm mục đích khen thưởng, kỷ luật, tinh giản biên chế công chức viên chức. Mà dựa vào kết quả đánh giá có thể cơ cấu lại công việc cho công chức, viên chức. Liên quan đến vấn đề này. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc đánh giá, phân loại công, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Nguyên tắc đánh giá, phân loại công, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 3 Quyết định 1508/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về đánh giá, phân loại công, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Việc đánh giá công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người được đánh giá.

Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, thiên vị, trù dập, hình thức.

- Người có thẩm quyền hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá theo phân công, phân cấp phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của đơn vị mình; thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với công chức, viên chức được đánh giá.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào