Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Bảo hiểm xã hội
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 2 Quyết định 1050/QĐ-BHXH năm 2016 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Báo Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
1. Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Báo bản in theo định kỳ; quản lý và đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử Báo Bảo hiểm xã hội;
2. Thông tin trung thực, khách quan về tình hình chính trị - xã hội; những sự kiện, hoạt động liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội của đất nước cũng như trên thế giới;
3. Tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng; đăng tải, phổ biến các văn bản hướng dẫn của Ngành về thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội;
4. Phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ, quản lý về bảo hiểm xã hội trong và ngoài nước;
5. Phản ánh và định hướng dư luận xã hội những vấn đề xã hội quan tâm về chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội; là diễn đàn trao đổi của nhân dân, người lao động, người về hưu và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;
6. Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác theo đúng tôn chỉ mục đích của Báo Bảo hiểm xã hội;
7. Khai thác các nguồn lực xã hội hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
8. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao;
9. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong thực hiện nhiệm vụ;
10. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành;
11. Quản lý công chức, viên chức, phóng viên, biên tập viên, người lao động của đơn vị;
12. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật