Khái niệm bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự
Khái niệm, quyền, nghĩa vụ của bị đơn dân sự được quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 với nội dung như sau:
- Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
+ Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
+ Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
+ Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
+ Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên đây là nội dung trả lời về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật