Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Cao cấp Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Cao cấp Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều 8 Quyết định 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 về Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
1 - Điều tra viên Trung cấp thực hiện việc điều tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Trước khi điều tra, xác minh, Điều tra viên Trung cấp phải lập kế hoạch trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt. Báo cáo kết quả tới Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2 - Khi được phân công điều tra vụ án cụ thể, Điều tra viên Trung cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án được phân công;
c) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
đ) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
e) Ký, đóng dấu Cơ quan điều tra vào chữ ký của mình trờn các giấy triệu tập, biên bản quy định tại điểm b Điều này trên cơ sở ý kiến đề xuất hoặc kế hoạch đó được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt;
3 - Điều tra viên Trung cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật