Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 về Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ đạo và trực tiếp điều tra những vụ án có liên quan đến nhiều địa phương, những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án mà đối tượng phạm tội là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Phú Chánh tòa Tòa án cấp tỉnh, Kiểm sát viên là Phó trưởng phòng cấp tỉnh trở lên.
Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
- Quyết định truy nó bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
- Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
- Kết luận điều tra vụ án;
- Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
- Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những hành vi và quyết định của mình.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật