Mang theo mã tấu để trong xe có vi phạm pháp luật không?

Tôi xem nhiều video trên mạng, thấy khi lưu thông mà xảy ra tranh chấp, tài xế ô tô thậm chí lấy mã tấu từ trong xe để đâm, chém nhau. Tôi thấy hành vi này thật sự nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người khác. Ban biên tập cho tôi hỏi hành vi mang theo mã tấu để trong xe như vậy thì có bị xem là vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn  Nhật Tuấn (0908***)

Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

...

Khoản 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Do đó, nếu người điểu khiển phương tiện giao thông mang theo mã tấu trong xe thì được xem là vũ khí thô sơ và có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thậm chí trong trường hợp công an chứng minh được người điều khiển phương tiện giao thông mang theo mã tấu nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác thì người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào