Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Vậy theo quy định mới nhất của nước ta hiện nay thì rủi ro thiên tai sẽ được phân thành mấy cấp độ? Cụ thể là các cấp độ nào?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) thì rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm:

- Cấp độ 1:

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1 được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

- Cấp độ 2:

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

- Cấp độ 3:

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3 được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

- Cấp độ 4:

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4 được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

- Cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai):

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 5 được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào