Có được đòi lại tiền lương đã đưa cho vợ khi ly hôn?

Sau khi kết hôn thì tôi và chồng có thỏa thuận về việc tiền lương của chồng sẽ được sử dụng để lo cho cuộc sống gia đình, hàng tháng anh vẫn lãnh lương và đưa tôi đầy đủ. Tuy nhiên, do có người mới bên ngoài nên từ ngày đó chồng ăn cơm ngoài nhưng tiền thì vẫn mang về đủ. Vì lý do ngoại tình tôi đâm đơn ly hôn thì anh đòi lại nửa số lương đã đưa hàng tháng cho tôi trong thời gian anh không ở nhà, mặc dù từ trước đến giờ chưa bao giờ chồng tôi đòi tôi phải trả lại lương. Tôi có trách nhiệm phải trả lại cho chồng tôi số tiền đó không?

Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, về nguyên tắc thì thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung và bạn cũng đã sử dụng số tiền đó chi trả cho các sinh hoạt tối thiểu của gia đình nên khi ly hôn chồng bạn đòi lại là không có căn cứ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chia tài sản khi ly hôn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào