Cách tính tỷ lệ % lương hưu do suy giảm khả năng lao động
Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp của chú có 26 năm 06 tháng đóng BHXH, căn cứ Khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: "Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm".
Do đó, thời gian tham gia BHXH của chú được tính là 26,5 năm. Bác nghỉ hưu trong năm 2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu tính theo số năm đóng BHXH tương ứng:
16 năm đầu = 45%
10,5 năm tiếp theo = 10,5 x 2% = 21%
Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu theo số năm đóng BHXH là 66%
- Chú sinh ngày 18/1/1965, tính đến thời điểm nghỉ hưu tháng 12/2018 tức Bác 53 tuổi 11 tháng.
Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Như vậy, chú nghỉ hưu vào năm 53 tuổi 11 tháng tức nghỉ hưu trước 06 tuổi tương ứng giảm trừ 12% tỷ lệ hưởng lương hưu. Do đó, BHXH tính tỷ lệ hưởng lương hưu của bác 54% là đúng theo quy định.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật