Trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn

Tôi thấy trên các trang báo dạo gần đây không khó để thấy các tin về ngộc độc thhực phẩm, gần đây nhất là vụ các em học sinh bị ngộ độc sau khi ăn sáng, theo tôi biết thì trường hợp này bị thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp, để nhằm tìm ra nguyên nhân để biết mà phòng ngừa. Thế dựa theo quy định mới nhất thì các anh/chị vui lòng hỗ trợ giúp tôi: Trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn. (****@gmail.com)

Tại Điều 18 Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định về trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn như sau:

1. Trong trường hợp chủ sản phẩm không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp cấp thiết khác quy định tại điểm d khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức việc thu hồi sản phẩm. Quyết định cưỡng chế thu hồi phải nêu rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.

2. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.

3. Chủ sản phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm (nếu có) trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan đã thực hiện việc thu hồi sản phẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào