Rừng thứ sinh là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) thì rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.
Rừng thứ sinh phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng thứ sinh trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng thứ sinh trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng thứ sinh trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
+ Rừng thứ sinh trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật