Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành

Tôi có tìm hiểu một số quy định cũ trên báo online nhưng các trang báo này không cung cấp thông tin cụ thể về căn cứ pháp lý họ sử dụng. Vì vậy tôi mong Ban biên tập có thể dành chút thời gian để hỗ trợ giúp tôi. Cho tôi hỏi trước khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có hiệu lực thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể ra sao? Hữu Châu (hhc***@gmail.com)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau:

1. Thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 và áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào