Phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự

Đang công tác trong lĩnh vực tư pháp, bạn Nguyễn Thùy Trang có thắc mắc sau chưa nắm rõ mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể thắc mắc của bạn như sau: Phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 7 Quyết định 314/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Kiểm sát viên của đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ; báo cáo đề xuất việc truy tố; đề xuất việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; báo cáo lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị hoàn thiện Cáo trạng; hoàn thiện hồ sơ vụ án.

Kiểm sát viên được biệt phái hoặc được cử phối hợp với Kiểm sát viên của đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra nghiên cứu hồ sơ, tham gia phúc cung bị can, lấy lời khai, góp ý vào dự thảo Cáo trạng, hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục tố tụng của vụ án theo sự phân công của lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị.

- Ngay sau khi ban hành quyết định truy tố, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Căn cứ tính chất, yêu cầu giải quyết từng vụ án cụ thể, xét thấy cần biệt phái Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố đến Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm thì đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra phối hợp với đơn vị Tổ chức cán bộ tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên để quyết định việc biệt phái.

Đối với Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đã được biệt phái đến Viện kiểm sát nhân dân cấp trên thì sau khi có quyết định phân công cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm, đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra phối hợp với đơn vị Tổ chức cán bộ tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình quyết định biệt phái Kiểm sát viên đó về công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm ra quyết định phân công Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình đã được biệt phái hoặc được cử và Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên đã được biệt phái làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm.

- Lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trao đổi với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới về việc giải quyết vụ án để bảo đảm sự thống nhất giữa hai đơn vị. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo hai đơn vị thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét quyết định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào