Việc ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Theo đó, việc ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định tại Điều 3 Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Trường hợp nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính - thương mại, cụ thể như sau:
- Trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
- Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
- Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
Trên đây là nội dung trả lời về việc ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 30/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật