Tổ chức trực cháy và tuần tra phát hiện sớm điểm cháy rừng thông
Tổ chức trực cháy và tuần tra phát hiện sớm điểm cháy rừng thông quy định tại Tiểu mục 2 Mục 2.3 Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, cụ thể như sau:
Rừng thông là loài cây có dầu khi xảy ra cháy thường có tốc độ lan tràn nhanh, vì vậy phải tổ chức quan sát để phát hiện sớm và dập tắt kịp thời đám cháy vừa xuất hiện.
2.3.1.Phương tiện phục vụ phát hiện sớm cháy rừng thông bao gồm: hệ thống chòi canh, ống nhòm, la bàn, bản đồ, sử dụng phần mềm máy tính và kết hợp tuần tra mặt đất để xác định toạ độ và những đặc điểm khác của đám cháy.
2.3.2.Tổ chức trực quan sát trên chòi canh và tuần tra canh gác rừng theo cấp nguy cơ cháy rừng:
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp II hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 10 giờ đến 17 giờ.
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp III hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 9 giờ đến 18 giờ.
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp IV hàng ngày phải quan trắc trên chòi từ 8 giờ đến 22 giờ.
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp V hàng ngày phải quan trắc liên tục trong 24 giờ.
2.3.3. Việc quan sát từ chòi canh được lặp lại với định kỳ thời gian tối thiểu như sau:
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp III thời khoảng giãn cách quan trắc là 30 phút.
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp IV thời khoảng giãn cách quan trắc là 20 phút.
+ Khi cấp dự báo cháy rừng đến cấp V thời khoảng giãn cách quan trắc là 10 phút.
2.3.4. Khi quan trắc từ chòi canh lửa cần thực hiện lần lượt các hướng với những góc hẹp theo chiều kim đồng hồ tạo nên những vòng quan sát. Mỗi vòng quan sát kéo dài không dưới 2 phút. Cần mở sổ cập nhật kết quả theo dõi.
Khi phát hiện đám cháy, nhân viên trực ở các chòi canh phải thông báo ngay cho trung tâm chỉ huy về thời gian xuất hiện, hướng lan tràn và kích thước đám cháy.
2.3.5. Hướng và kích thước đám cháy được xác định nhanh bằng la bàn xác định góc phương vị từ vị trí quan sát của chòi A và B của điểm cháy rừng và báo về đơn vị để xác định chính xác toạ độ điểm cháy thể hiện vuông góc bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng.
2.3.6. Sau khi xác định được tọa độ và kích thước đám cháy, các đơn vị phải huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy phù hợp với mức độ đám cháy.
2.4. Tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân2.4.1.Tổ chức xây dựng qui ước bảo vệ và phòng cháy rừng trong cộng đồng thôn, bản.
2.4.2.Tổ chức cho cán bộ, nhân dân học tập quán triệt các chủ trương chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tuyên truyền về nguy cơ cháy cao và mức độ nguy hiểm, tác hại của cháy rừng thông.
2.4.3.Tổ chức các lớp học ngoại khoá cho học sinh các trường Đại học, Trung học, Phổ thông cơ sở. Xây dựng chương trình tập huấn phù hợp với từng đối tượng dân cư sống trong các cộng đồng thôn, bản.
2.4.4. Làm các tờ rơi, bảng tuyên truyền tại khu dân cư sống gần rừng.
2.4.5. Ở những khu vực có rừng thông cần xây dựng bảng, biển tuyên truyền và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.
2.4.6. Thông báo số điện thoại trực của các cơ quan chức năng cho người dân biết, để kịp thời thông báo ngăn ngừa các vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy rừng và thông báo sớm điểm cháy rừng.
2.5. Xây dựng các công trình phòng cháy rừng thông2.5.1. Xây dựng đường băng cản lửaViệc xây dựng các loại đường băng cản lửa cho rừng thông là rất cần thiết, nó sẽ ngăn chặn được nguồn lửa từ ngoài vào, hạn chế và làm suy yếu đám cháy rừng. Căn cứ vào diện tích rừng, địa hình địa vật để xây dựng đường băng trắng hay băng xanh cho phù hợp. Khi xây dựng đường băng cản lửa chú ý các nguyên tắc sau:
+ Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
+ Đối với địa hình phức tạp dốc trên 15o, đường băng bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường đồng mức.
Bố trí đường băng đúng hướng sẽ góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn ngừa lửa đạt hiệu quả cao nhất.
+ Khi làm đường băng nên kết hợp với đường mòn, đường giao thông…
1) Các qui định xây dựng đường băng trắng cản lửa
a) Đường băng chính:
Các khu rừng thông tập trung trên 2.000 ha trở lên phải xây dựng đường băng trắng để kết hợp phân chia rừng thành các tiểu khu và kết hợp đường băng với đường vận chuyển...
Kích thước của đường băng chính như sau:
+ Chiều dài: qui định khép kín cho cả khu rừng,
+ Chiều rộng: qui định từ 8 đến 12 m ( tuỳ theo chiều cao cây rừng, địa hình và khả năng tài chính). Sau mở rộng dần để đạt được yêu cầu đường băng lớn hơn chiều cao cây rừng.
+ Khoảng cách giữa các đường băng chính từ 2 – 3 km
+ Dọc 02 bên đường băng trồng các đường đai cây lá rộng thường xanh có chiều rộng từ 4 – 6 m.
b) Đường băng phụ:
Các khu rừng có diện tích từ 100 ha trở lên phải xây dựng các đường băng phụ chia cắt thành các khoảnh, lô. Đường băng phụ được nối với các đường băng chính.
+ Chiều rộng của đường băng từ 6 đến 10 m ( mở rộng dần theo chiều cao cây rừng tăng trưởng).
+ Khoảng cách giữa các đường băng phụ từ 100 đến 500 m.
c) Chú ý khi xây dựng đường băng trắng:
- Khi thiết kế những đường băng cản lửa phải lợi dụng những chướng ngại vật tự nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường mòn, đường dông, những công trình nhân tạo như đường sắt, đường giao thông, đường điện cao thế, đường vận xuất, vận chuyển v.v...
- Đối với rừng trồng có độ dốc trên 25o thì không được làm đường băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, xói khe rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.
- Đối với rừng có độ dốc nhỏ hơn 250 thì tuỳ theo điều kiện địa hình mà xây dựng đường băng trắng hoặc băng xanh. Nhưng hạn chế tối đa việc xây dựng đường băng trắng.
- Khi xây dựng băng trắng năm đầu không nên phát trắng toàn bộ mà chỉ phát loại bỏ cây dễ cháy, giữ lại các loài cây xanh quanh năm (khó cháy) để sau tạo ra băng xanh hỗn giao.
2) Các qui định về xây dựng đường băng xanh cản lửa
Đường băng xanh cản lửa chủ yếu áp dụng đối với các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất có độ dốc lớn hơn 250 và xây dựng các đai rừng ngăn lửa đối với rừng đặc dụng, các tuyến giao thông chính và các khu vực gần khu dân cư, đồng ruộng...
a) Đường băng chính: áp dụng đối với các khu rừng tập trung lớn hơn 1000 ha
+ Độ rộng đường băng: từ 10 – 20 m
+ Khoảng cách giữa các đường băng là 1 km
b) Đường băng phụ: Được xây dựng để ngăn cách các lô, khoảnh trong rừng thông. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xây dựng cho phù hợp.
+ Độ rộng của đường băng: từ 5 đến 10m
+ Khoảng cách giữa các đường băng từ trên 100 m.
c) Xây dựng các đai cây xanh cản lửa
Đai cây xanh phòng cháy được xây dựng dọc theo các đường băng cản lửa, đường sắt, đường ô tô, xung quanh các điểm dân cư, xung quanh những vùng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kho tàng, cơ quan, đơn vị quân đội nằm ở trong rừng và ven rừng.
Cây xanh có chiều rộng từ 10- 20 m nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều rộng của đai rừng chỉ cần từ 5 - 10 m.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật