Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng

Trong giai đoạn từ 1996-2001 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng được quy định như thế nào? Xin cảm ơn  Hồng Anh (0903***)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng được quy định tại Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau:

1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an phường được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này, trừ quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tư, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Chỉ huỷ trưởng Trạm Công an cửa khẩu, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng đồn biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép trong các lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng do vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển, giấy phép lưu hành phương tiện giao thông; giấy phép quản lý vũ khí, chất nổ và các loại giấy phép khác do ngành Công an cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

7. Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào