Đối thoại đột xuất và theo yêu cầu tại doanh nghiệp được tổ chức như thế nào?
Việc đối thoại đột xuất và theo yêu cầu tại doanh nghiệp được hướng dẫn tại Chương II Phần II Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015 về công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành như sau:
1. Điều kiện tiến hành đối thoại đột xuất
Trong trường hợp có những vấn đề bức xúc, cấp thiết phát sinh, hai bên đều có thể yêu cầu tiến hành đối thoại đột xuất nhằm nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, tránh xung đột có thể dẫn đến tranh chấp lao động tại doanh nghiệp.
2. Trình tự thực hiện đối thoại đột xuất
Trình tự, thủ tục tiến hành đối thoại đột xuất như thực hiện với đối thoại định kỳ nhưng được tiến hành khẩn trương hơn. Cụ thể như sau:
- Khi thực tế có phát sinh vấn đề, nội dung bức xúc, cấp thiết cần phải được giải quyết ngay, NSDLĐ hoặc BCHCĐCS thống nhất nội dung cần đối thoại, làm văn bản gửi BCHCĐCS hoặc NSDLĐ yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất. Văn bản cần nêu rõ nội dung đối thoại, lý do đối thoại, thời gian, địa điểm đối thoại và số lượng thành viên tổ đối thoại.
- Quy định thời gian gửi văn bản, thời gian hai bên phải tiến hành cuộc đối thoại.
- Trường hợp đối thoại không thành, không giải quyết được những vấn đề, nội dung đối thoại đưa ra thì lập biên bản đối thoại không thành và đưa ra phương án xử lý tiếp theo.
- Thời gian, địa điểm đối thoại do NSDLĐ quyết định.
Trên đây là nội dung quy định về việc đối thoại đột xuất và theo yêu cầu tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật