Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Căn cứ pháp lý:
- Luật năng lượng nguyên tử 2008;
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)
Điều kiện:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp, cụ thể như sau:
+ Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp với từng loại hình dịch vụ tương ứng theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Nghị định này.
+ Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được cấp bởi cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm chuyền cho phép đối với các loại hình dịch vụ từ điểm a đến điểm k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Trường hợp Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp;
- Đã tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ.
+ Có kinh nghiệm tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng tại các cơ sở đào tạo đối với loại hình dịch vụ tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
+ Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân:
++ Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định, đã được đào tạo về Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.
+ Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề loại hình dịch vụ như: kiểm xạ, tẩy xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân, kiểm định thiết bị bức xạ, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ tẩy xạ, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ kiểm xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân, kiểm định thiết bị bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đào tạo an toàn bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ:
- Về nội dung kỹ thuật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ;
- Về nội dung pháp luật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành luật, các chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; đánh giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân hoặc về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ thực hiện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm xạ, tẩy xạ, đánh giá hoạt độ phóng xạ, đo liều chiếu xạ cá nhân hoặc hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.
++ Trường hợp hành nghề dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, kiểm định thiết bị bức xạ hoặc thử nghiệm thiết bị bức xạ: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về nội dung đào tạo.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 13 Phụ lục IV của Nghị định này;
- Lý lịch cá nhân theo Mẫu số 17 Phụ lục III của Nghị định này;
- Bản sao một trong các loại giấy tờ đang còn hiệu lực sau: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định này phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề. Đối với cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ hoặc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải có giấy xác nhận kinh nghiệm giảng dạy, trợ giảng của các tổ chức đào tạo;
- 03 ảnh chân dung cỡ 03 cm x 04 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 03 cm x 04 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến (loại ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).
Quy trình cấp:
Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi qua bưu điện. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được tính từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện nơi đến.
Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề phải đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định tới cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề.
Trong thời hạn 30 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phí thẩm định, lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải xem xét cấp hoặc không cấp Chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không cấp thì trong thời hạn này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp:
Bộ Khoa học và Công nghệ
Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề.
Lệ phí cấp: 200.000 đồng/ 1 chứng chỉ;
Thời hạn của Chứng chỉ: vô thời hạn.
Để nắm thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xin cấp các chứng chỉ hành nghề khác, vui lòng tra cứu tại: Tra cứu chứng chỉ hành nghề.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật