Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác cảnh vệ được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật cảnh vệ 2017 có quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
1. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cảnh vệ.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về cảnh vệ.
4. Chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân tổ chức thực hiện công tác cảnh vệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn nghiệp vụ cảnh vệ, quy định về mẫu, quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt cho lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác cảnh vệ thuộc Bộ Công an; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác cảnh vệ.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác cảnh vệ.
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Công an.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cảnh vệ.
9. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các lực lượng chức năng của nước sở tại bảo vệ an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong thời gian hoạt động ở nước đó;
b) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế với nước ngoài trong công tác cảnh vệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật